Cây Quế Chi là những cành quế nhỏ được hái từ thân cây quế, dùng làm thuốc trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý: phong hàn, tiêu hóa, phụ khoa, xương khớp… Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cây quế chi để hiểu hơn về đặc tính, dược tính cũng như công dụng của loại cây này nhé.
CÂY QUẾ CHI – LOẠI DƯỢC LIỆU QUÝ TRONG ĐÔNG Y
Cây Quế Chilà những cành quế nhỏ được hái từ thân cây quế, dùng làm thuốc trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý: phong hàn, tiêu hóa, phụ khoa, xương khớp… Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cây quế chi để hiểu hơn về đặc tính, dược tính cũng như công dụng của loại cây này nhé.
Thông tin chi tiết về cây Quế Chi:
- Cây Quế Chi hay còn được biết đến với tên gọi khác như quế, quế Quỳ, quế Thanh, quế đơn, nhục quế, quế Quảng…
- Cây Quế Chi có tên khoa học là Cinnamomum loureurii Nees thuộc họ Long não. Cây Quế Chi là loại dược liệu quý xuất hiện trong các bài thuốc Y học Cổ truyền giúp cho chúng ta cải thiện sức khỏe.
- Cây Quế Chi là những cành quế nhỏ được lấy từ cây quế. Sau đó đem phơi khô, sơ chế và bắt đầu sử dụng.
Quế chi là một loại dược liệu quý dân gian
Đặc điểm của cây Quế Chi:
- Cây Quế Chi thuộc dòng cây thân gỗ, có chiều cao từ 10 đến 20 mét, vỏ nhẵn. Lá cây Quế Chi mọc so le, cuống ngắn, cứng, giòn và đầu lá có 3 gân hình cung, mặt trên lá có màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu xanh nhạt và có lông.
- Hoa cây Quế chi thường nở vào tháng 6-8, cụm hoa màu trắng, mọc ở nách hoặc ngọn của lá.
- Quả của cây Quế Chi có từ tháng 10-11 và được thu hoạch vào tháng 2-3 năm sau. Quả hạch hình trứng, khi chín có màu nâm tím và vỏ nhẵn bóng.
>>> Xem thêm Quế chi – công dụng và một vài bài thuốc chữa bệnh
Khu vực phân bố
Cây Quế Chilà loại cây rất phổ biến ở Việt Nam, có nặt ở nhiều tỉnh, đặc biệt là các vùng đồi núi như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Bình, Yên Bái….Khu vực tập trung trồng với số lượng cây Quế Chi lớn nhất bao gồm: Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa…
Dùng làm thuốc
Bộ phận được sử dụng của cây Quế Chi để làm thuốc là cành con. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, các cành nhỏ này sẽ được thu vào mùa Xuân, sau đó phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, cuối cùng cắt lát mỏng có độ dày khoảng 2-4mm.
Cây quế chi có nhiều tác dụng chữa bệnh
Tác dụng dược lý của cây Quế Chi:
- Chữa bệnh về xương khớp: Đau thắt lưng, đau và mỏi xương ống tay…
- Với hệ tiêu hóa: Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp tăng tiết nước bọt và dịch vị. Chất eugenol có trong cây quế chi giúp ức chế sự phát triển các vết viêm loát trong dạ dày rất tốt.
- Điều trị một số bệnh ngoài da: Viêm và nhiễm trùng da, mụn, vảy nến, ngứa, phát ban…
- Tim mạch, huyết áp: Giúp khí huyết lưu thông, phòng tráng bệnh xơ vữa động mạch
- Kiểm soát lipid và glucose: Giảm và giữ ở mức ổn định lượng đường trong máu, ngăn chặn cảm giác thèm ăn đường. Tinh dầu cây Quế Chi có khả năng đốt cháy béo rất hiệu quả, giúp giảm cân nhanh chóng.
- Tác dụng với thận: Điều trị viêm thận mạn, tiểu ít dẫn đến chân bị phù.
- Ức chế nấm và vi khuẩn: Ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.
- Điều trị các bệnh hô hấp: Ho lâu ngày, có đờm, viêm họng…
Lưu ý khi sử dụng cây Quế Chi:
- Không sử dụng cây Quế Chi cho những người đang nóng sốt.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai
- Không sử dụng cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về gan
Bài viết trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về đặc tính của cây Quế Chi cũng như những công dụng tuyệt vời mà loại dược liệu này mang lại. Hiểu đúng và sử dụng đúng sẽ giúp bạn bồi bổ cơ thể và điều trị các bệnh lý đúng cách, an toàn và hiệu quả.
>>> Xem thêm thông tin QUẾ RỪNG XANH
[wpcc-iframe allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”360″ width=”640″]