Nội dung chính
Lễ cúng ông táo là 1 trong những nghi lễ truyền thông đặc biệt của người Việt. Lễ cúng ông Táo không nhất thiết phải được tổ chức phức tạp cầu kỳ nhưng phải đúng các bước và trang trọng, nhờ đó thể hiện được tấm lòng và sự chu đáo của gia chủ. Vậy lễ cúng ông Táo cần lưu ý những gì?
1. Tục lệ cúng ông Táo có ý nghĩa như thế nào?
Với người Việt Nam, một năm trọn vẹn sẽ mở đầu vào mùng 1 tết Nguyên Đán hàng năm vào kết thúc vào 23 tháng chạp, tức ngày Tết ông Táo. Người xưa cho rằng ông Táo hàng năm khi về trời sẽ đến Ngọc Hoàng để bẩm báo những chuyện tốt xấu trong gia đình trong suốt một năm.
Vì thế mà hàng năm trước ngày ông Táo về trời, ông cha ta sẽ thực hiện lễ cúng ông Táo một cách trang trọng, chu đáo mong ông Táo sẽ “nói tốt” cho gia đình mình, qua đó mang đến tài lộc, may mắn cho những năm sau.
Không chỉ là về khen thưởng hay quở phạt, hình ảnh ông Táo trong mỗi căn bếp gia đình còn tượng trưng cho sự bình an, trấn giữ. Nhờ sự hiện diện của Táo Quân mà gia đình an toàn hơn, ngăn cản sự xâm phạm của quỷ dữ và cúng ông Táo cuối năm còn là để tạ ơn suốt một năm qua đã phù hộ gia đình.
2. Cần có gì trong lễ cúng ông Táo
2.1. Giấy tiền vàng và mâm cỗ
Mâm cỗ cúng ông Táo to, nhỏ hay thịnh soạn đến đâu đều dựa vào tài chính của gia chủ, thường thì lễ cúng ông Táo sẽ có cỗ chay hoặc cỗ mặn, đôi khi có cả hai tuỳ thuộc vào gia cảnh từng nhà.
Các món trong mâm cỗ truyền thống cơ bản như:
- Gà luộc hoặc quay
- Trái cây tươi, cau trầu, trà, rượu
- Thịt heo luộc
- 1 lọ hoa cúc
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- Cơm nóng
- Món xào
- Xôi gấc
- Giấy tiền vàng mã
Ngày nay với cuộc sống hiện đại và nhiều công việc, mâm cỗ cúng ông Táo đã không còn bắt buộc phải đầy đủ như những mâm cỗ truyền thống. Mâm cỗ cúng ông Táo hiện đại phụ thuộc vào hoàn cảnh, khẩu vị gia đình hay văn hoá của từng vùng miền.
Chỉ giống nhau 1 điều là vị trí đặt mâm cỗ phải được đặt ở nơi trang trọng, có thể là trong phòng thờ hoặc phòng khách lớn, gần bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng thành kính.
2.2. Bộ mũ ông Công ông Táo
Trong lễ cúng ông Táo, không thể thiếu bộ mũ ông Công ông Táo. Trong bộ sẽ có ba cỗ hay ba chiếc mũ (gồm 1 mũ đàn bà, 2 mũ đàn ông). Theo quan niệm của ông cha ta, mũ của ông Táo sẽ được gắn thêm 2 cánh chuồn còn bà Táo thì không. Bên cạnh đó những chiếc mũ còn được trang trí những họa tiết nổi bật, sặc sỡ.
Về màu sắc của bộ mũ cúng, bộ mũ cúng được thiết kế màu sắc dựa theo ngũ hành từng năm, ví dụ như năm hành mộc thì sẽ dùng màu trắng, hành thuỷ thì màu xanh hay hành thổ thì màu đen…
2.3. Nhang đèn
Bên cạnh mâm cỗ và bộ mũ cúng, nhang đèn cũng là vật phẩm quan trọng. Khói nhang mang giá trị tâm linh và là phần quan trọng trong dịp lễ cúng nên bạn cần lựa chọn những loại nhang từ thiên nhiên, nguyên liệu thuần khiết để lòng thành được bày tỏ thành tâm, không tạp niệm nhất.
Không những thế, mùi hương từ nhang tự nhiên cũng sẽ nhẹ nhàng, thoang thoảng dễ chịu giúp bầu không khí, không gian thờ cúng được trong lành, thành kính hơn. Song song đó là an toàn cho sức khỏe của mọi người.
Một số hương nhang tự nhiên bạn có thể tham khảo cho lễ cúng ông Táo cuối năm như: nhang trầm, nhang quế, nhang quế nụ…
2.4. Cá chép vàng
Trong mâm lễ cúng ông Táo đặc biệt không thể thiếu cá chép vàng. Theo truyền thuyết, vào 23 tháp Chạp hàng năm, ông Táo sẽ cưỡi cá chép hoá rồng lên trời nên người Việt thường có thói quen chuẩn bị đôi cá chép sống chờ cúng lễ, sau khi lễ cúng ông Táo hoàn tất, những con cá chép vàng sẽ được “phóng sinh” để đưa ông táo về trời.
Tục lệ thả cá chép vàng không chỉ là một nét đẹp văn hoá lâu đời của người Việt mà còn thể hiện lòng bao dung và sự từ bi quý báu của người Việt.
3. Văn khấn cúng ông Táo
Mỗi vùng miền sẽ có một vài điểm khác nhau khi đọc văn khấn cúng ông Táo, tuy nhiên đều có điểm chung là khấn mời ông Táo, dâng mâm cỗ và cầu xin một năm bình an.
Dưới đây là mẫu văn khấn cúng ông Táo gia đình hoặc cho nơi kinh doanh bạn có thể tham khảo:
Với gia trạch
4. Những điều kiêng kị khi cúng ông táo
Nhìn chung lễ cúng ông Táo cũng không có quá nhiều luật lệ tuy nhiên vẫn có những điều kiêng kỵ bạn cần chú ý để có lễ cúng trọn vẹn, thành tâm và diễn ra suôn sẻ.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
- Chỉ khấn báo cáo những điều tốt đẹp đã qua chứ không được cầu xin tài lộc tiền bạc hay sự sung túc.
- Người đọc văn khấn, làm lễ cúng phải tắm sạch sẽ, ăn mặc kín đáo và lịch sử nhằm thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
- Thái độ đọc văn khấn phải nghiêm túc, thành tâm, giọng đọc to rõ ràng.
- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp.
- Cá chép nên được thả từ độ cao vừa phải, không thả từ chỗ quá cao
5. Quế Rừng Xanh – địa chỉ cung cấp nhang quế sạch cho dịp lễ, thờ cúng
Trong những dịp lễ cúng lớn hay thắp hương hàng ngày, nhang quế sạch – tự nhiên là một sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. Không những “sạch” cho lòng thành tâm còn “an” cho mọi người.
Nhang Quế nguyên chất 100% từ vỏ quế thiên nhiên của Quế Rừng Xanh, được kiểm định tại CASE an toàn cho sức khỏe sẽ giúp bạn thể hiện được lòng thành tâm của mình trọn vẹn nhất vừa mang lại không khí ấm áp và mùi hương dễ chịu cho nơi thờ phụng.Hy vọng những thông tin Quế Rừng Xanh mang sẽ giúp bạn có thêm được sự tham khảo và chuẩn bị chu đáo cho buổi cúng ông Táo tết Nguyên Đán 2022 diễn ra suôn sẻ.
Tags: lễ cúng ông công, Lễ cúng ông công ông táo 2022, lễ cúng ông Táo, văn khấu mẫu cúng ông Táo