Hoa hồi được xem là một dược phẩm quý hiếm ở Việt Nam, chúng có thể được sử dụng trong các món ăn, bên cạnh đó còn được áp dụng để chữa bệnh như: cảm lạnh, đau nhức, phòng ngừa các triệu chứng nhiễm trùng,… Vì được đánh giá cao nhờ những công dụng đem lại mà hoa hồi được sử dụng vô cùng phổ biến trong y học cổ truyền. Hãy cùng QUẾ RỪNG XANH cùng tìm hiểu xem tại sao loại dược phẩm này lại được dùng phổ biến như thế nhé!
Hoa hồi là gì?
Hoa hồi thực chất là quả của cây đại hồi hoặc tiểu hồi. Với tên gọi khác là đại hồi, bát giác hồi hương – vì là quả có 8 cánh xòe ra như cánh hoa và có hương thơm nên người dân Trung Quốc còn gọi với tên là “bát giác hồi hương”. Tên tiếng Anh là Aniseed, tiếng Pháp là Anise. Hoa hồi đơn giản là một loại gia vị nhưng vì đặc tính vô cùng hữu ích mà nó được sử dụng như một loại dược liệu. Với mùi thơm, tính cay, nóng ấm, hồi được sử dụng và chế biến đa dạng có thể được bảo quản với dạng quả khô, xay thành dạng bột hay đặc chế thành tinh dầu.
Hoa hồi được xem là một dược phẩm quý hiếm ở Việt Nam
Đặc điểm của hoa hồi:
Hoa hồi thường mọc đơn ở vị trí nách lá. Xếp theo chùm 2-3 bông, có cuống to và ngắn. Cánh hoa xếp vào nhau 5-6 cánh màu hồng thẫm. Quả hồi kép thường gồm 6-8 cánh, xếp thành hình sao với đường kính 2,5-3cm. Khi còn non sẽ có màu xanh lục, về già hơn sẽ chuyển sang màu nâu sẫm với kích thước đài lớn hơn dài 10-15mm, ở đầu có mũi nhọn.
Cây hồi thường cho ra hoa vào tầm tháng 3-5 và sẽ ra quả hồi có tầm tháng 6-9. Ngoài ra, cây hồi vẫn có thể cho ra quả trái mùa vào tầm cuối năm và đầu xuân. Tuy nhiên, chất lượng sẽ không được tốt bằng vụ chính và thường có giá thành rẻ hơn.
Với mùi thơm, tính cay, nóng ấm, hồi được sử dụng và chế biến đa dạng
Phân bố: Cây hồi được cho là có nguồn gốc từ vùng Nam Trung Quốc như Vân Nam, Hải Nam đảo, Quảng Đông, Quảng Tây. Tại Việt Nam, hoa hồi được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng,.. và trở thành sản vật quý hiếm tại những vùng đất này. Ngoài ra, hoa hồi cũng thường xuất hiện nhiều ở Philippin, Jamaica, Bắc Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Á và Đông Nam Á khác.
Thu hoạch và sơ chế: Vào tháng 6-9 và 11-12, quả hồi chín sẽ được thu hoạch, đem tách quả ra từng mảnh, bỏ hạt, rửa sạch, phơi trong mát cho khô. Người ta thu hoạch quả hồi đem về phơi nắng nhẹ cho khô hẳn, rồi cất lấy tinh dầu. Cũng có thể cất từ quả tươi.
Thành phần hóa học của hoa hồi:
Hoa hồi thường chứa nhiều tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả hồi tươi thì đạt hàm lượng 3-3,5%, tinh dầu lỏng, không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol (80-90%); ngoài ra còn có a-pinen, d-pinen, l-phellandren, safrol, terpineol, limonen.
Hoa hồi được sử dụng nhiều trong ẩm thực, y học và mỹ phẩm
>>>Xem thêm: Công dụng của hoa hồi – Loại thảo mộc và những bài thuốc tốt cho sức khỏe trong dân gian
Tác dụng của hoa hồi trong ẩm thực, y học và mỹ phẩm chăm sóc da:
Trong ẩm thực: Hoa hồi xay thành bột thường được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn, làm tăng thêm mùi vị cho bữa ăn như: hầm, tiềm, kho, xào, cà ri, phở,… trong các món khai vị cũng như tráng miệng. Không chỉ giúp món ăn trọn vị, hoa hồi còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh hay thay đổi thất thường. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa hồi còn được dùng để làm ra nước ngọt, rượu, bia,…
Ngũ vị hương – một loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực, được sử dụng rộng rãi cũng có thành phần chính là hoa hồi và quế.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da: dưới dạng bột hoặc tinh dầu hoa hồi, có thể pha cùng nước ấm dùng để xông làm se khít lỗ chân lông và giúp da mặt sáng mịn. Ngoài ra, với tinh chất khử khuẩn hoa hồi cũng làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm da và rất thích hợp cho da mụn.
Trong y học: Những căn bệnh có thể áp dụng hoa hồi để chữa trị bao gồm:
- Kích thích tiêu hóa
- Kích thích vị giác
- Trị ngộ độc cá, thịt
- Trị ho, long đờm
- Cảm lạnh, cảm cúm, tăng cường sức đề kháng chống lại cảm do thời tiết
- Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
- Điều trị đau bụng và các triệu chứng co thắt dạ dày
- Trị đái dầm, đái nhiều
- Trị hôi miệng
- Xua đuổi côn trùng, làm dịu những vết cắn của côn trùng
- Các bệnh liên quan đến tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn mửa, kiết lị
- Khử trùng không khí
- Kích thích vị giác
- Lợi sữa cho bà mẹ cho con bú
- Chữa vết thương do rắn cắn
- Chữa nấm da, ghẻ lở, sát khuẩn
- Xoa bóp ngoài da
- Làm thuốc trị đau lưng
- Chữa bệnh đại tiểu tiện khó khăn
Hoa hồi được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn
>>>Xem thêm: Quy trình đóng gói bao bì sản phẩm trà quế của Quế Rừng Xanh- trà quế rừng trà Bồng Quảng Ngãi
Đối với mỗi loại bệnh, hoa hồi được sử dụng với những công thức khác nhau, có thể kết hợp với các loại dược phẩm khác để phát huy công dụng.
***Lưu ý khi sử dụng hoa hồi: mặc dù có nhiều lợi ích và công dụng trị bệnh là thế, tuy nhiên, việc sử dụng hoa hồi để chữa bệnh vẫn cần có sự tham khảo và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Vì hoa hồi có chứa chất độc Cis-Athenol, nên nếu sử dụng quá liều lượng, có thể gây tình trạng ngộ độc cho người sử dụng.
Qua các chia sẻ trên Quế Rừng Xanh tin rằng các bạn đã biết vì sao hoa hồi lại được ưa chuộng rộng rãi như thế. Với các những thông tin hữu ích trên của hoa hồi, nếu bạn có thắc mắc gì về loại dược liệu này, hãy liên hệ với Quế Rừng Xanh để được giải đáp một cách tận tình nhé!
>> Truy cập website:Quế Rừng Xanh <<
Fanpage: https://www.facebook.com/querungxanh
THƯƠNG HIỆU QUẾ RỪNG XANH
Cổng sau Số 82 Hải Thượng Lãn ông, Phường 10, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
querungxanh@gmail.com
0931 344 528