Đúng như tên gọi, Quế chi là thảo dược được thu hái từ những cành cây quế non trên thân cây quế, được phơi khô và cắt thành các khúc mỏng, nhỏ. Đây là một trong những thành phần đặc biệt quan trọng trong các bài thuốc Đông y trị bệnh như phong hàn, phụ khoa, tiêu hóa, xương khớp…
Quế chi – vị thuốc quý giá từ thiên nhiên
Để duy trì được dược tính tốt nhất, mùa xuân sẽ là thời điểm thu hái các cành cây quế nhỏ và tiếp đến sẽ được phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng nhưng nắng không quá gắt. Sau cùng, cành quế sẽ được cắt lát mỏng hoặc khúc nhỏ, có độ dày khoảng 2-4 mm. Cùng được chế biến từ cây quế nên ba loại thảo dược quế chi, nhục quế và bột quế thường bị nhầm lẫn với nhau, do vậy người mua nên biết phân biệt để tránh sử dụng không hiệu quả. Theo đó, quế chi được làm từ cành cây non, nhục quế là phần vỏ của cành to hoặc thân cây quế, còn bột quế được làm từ vỏ quế nghiền nhuyễn.
Theo những nghiên cứu y học hiện đại, quế chi được chứng minh có nhiều hoạt chất và dược tính tốt như:
– Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc virus
– Hỗ trợ tuần hoàn máu hiệu quả, tăng cường quá trình bài tiết, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ hệ hô hấp.
– Kích thích co mạch, co bóp tử cung và tăng cường nhu động ruột.
– Trong thành phần của quế chi có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể.
Trong Đông y cũng tương tự, quế chi thuộc nhóm thảo dược có vị ngọt, đắng, vị cay hơi ngọt, không độc và có tính ấm, đặc biệt có nhiều công dụng trong điều trị bệnh như hoạt huyết, tiêu trừ phong hàn, tăng tiết mồ hôi, làm âm kinh lạc và giảm tình trạng ngoại sinh. Dùng trong điều trị cảm mạo, phong hàn, đau bụng do lạnh, phù thũng, đau nhức khớp, huyết hàn bế kinh, đau rát cổ họng, họng có đờm,… Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và cắt thuốc phù hợp cho người bệnh. Sau đây là một số đơn thuốc kết hợp quế chi cùng các loại thảo dược khác có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt:
Quế chi
- Trị cảm mạo phong hàn:
– Thành phần chuẩn bị: Quế chi, sinh khương, thược dược, mỗi loại 12g, cam thảo 4g và 3 quả đại táo.
– Cho 300mn nước vào ấm và sắc chung với các thảo dược đến khi chỉ còn 150ml, lọc bỏ bã và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Chữa u xơ tử cung:
– Để tan u xơ hoặc khối u trong ổ bụng, phụ nữ nên sử dụng bài thuốc này: 16g mỗi loại quế chi, xích thược, đào nhân, hải tảo, miết giáp, mẫu lệ, hoa hồng 10g, 8g mỗi loại nga truật, nhũ hương, sơn lăng, một dược.
Cách dùng: Sử dụng mỗi ngày 1 thang. Cho tất cả thành phần của thang thuốc tán thành bột mịn, trộn với mật ong thành dạng viên vừa uống, mỗi lần uống khoảng 12g với nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
- Trị phong thấp, sưng đau khớp:
– Trong y học cổ truyền, quế chi được kết hợp với sinh khương, phụ tử, cam thảo và đại táo để chữa trị phong thấp, sưng đau các khớp cho người bệnh không có triệu chứng sốt. Thang thuốc được sắc kỹ với nước, bỏ bã và uống khi còn ấm.
>>>Xem thêm: 6 Công dụng của Quế chi có thể bạn chưa biết đến
Một số lưu ý khi sử dụng quế chi:
Tuy là dược liệu tốt để điều trị bệnh nhưng khi sử dụng người bệnh phải dùng đúng liều lượng như bác sĩ kê do nếu lạm dụng có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt với nhóm đối tượng sau khi sử dụng quế chi phải hết sức lưu ý như phụ nữ mang thai, người bị xuất huyết hay có các tổn thương ở yết hầu.
Đồng thời, để mua được dược liệu quế chi chất lượng, đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm hiểu những nhà thuốc Đông ý, cơ sở cung cấp dược liệu uy tín.
>>>Xem thêm: Những lợi ích sức khỏe của thuốc quế chi
>>>Xem thêm thông tin Quế Rừng Xanh
THƯƠNG HIỆU QUẾ RỪNG XANH
Cổng sau Số 82 Hải Thượng Lãn ông, Phường 10, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
querungxanh@gmail.com
0931 344 528
[wpcc-iframe allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”360″ width=”640″]