Nội dung chính
Cây Quế là một cây thuốc quý, có thân gỗ to lớn. Cây quế thường có chiều cao từ 10 – 20m, vỏ thân cây quế nứt nẻ, phân ra nhiều cành khác nhau. Cành của cây quế có màu nâu, nhẵn, không có lông. Lá cây quế thường mọc so le với nhau, phiến lá của cây quế dày và cứng. Mặt trên của lá quế có màu xanh lục bóng, mặt dưới của lá quế có màu xám tro gần giống như than, có lông thưa và gân 3 nổi rõ. Đặc biệt, cuống lá cây quế to và có rãnh.
Cây quế là gì?
Cây quế hay còn có một số tên gọi thân quen khác như: quế đơn, quế bì, nhục quế, quế thanh, ngọc thụ,…. Bên cạnh những tên gọi dân gian như vậy thì tên gọi khoa học của cây quế đó là Cinnamomum cassia Presl. Đây là loại cây thuộc họ Long não (hay còn gọi là Lauraceae).
Cây Quế là một cây thuốc quý, có thân gỗ to lớn. Cây quế thường có chiều cao từ 10-20m, vỏ thân cây quế nứt nẻ, phân ra nhiều cành khác nhau. Cành của cây quế có màu nâu, nhẵn, không có lông. Lá cây quế thường mọc so le với nhau, phiến lá của cây quế dày và cứng. Mặt trên của lá quế có màu xanh lục bóng, mặt dưới của lá quế có màu xám tro gần giống như than, có lông thưa và gân 3 nổi rõ. Đặc biệt, cuống lá cây quế to và có rãnh.
Cụm hoa của cây quế thường mọc thành chùm ở các kẽ lá ở gần ngọn cây quế. Bao hoa của của cây quế màu trắng và có 6 phiến gần bằng nhau. Ở mặt ngoài có lông nhỏ. Quả hạch của cây quế có góc cạnh và hình trứng. Khi chín quả cây quế sẽ chuyển thành màu nâu tím và nhẵn bóng.
>>>Xem thêm: Mua cây quế ở đâu an toàn và chất lượng?
Những cây quế tại quê hương Quãng Ngãi
Sự phân bố và thu hoạch cây quế
Cây quế hiện nay được trồng khá phổ biến khắp các tỉnh của nước ta. Trong đó, cây quế được trồng nhiều nhất ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,… Cây quế thường được trồng nhiều nhằm mục đích sản xuất thành các sản phẩm thực vật, vật liệu hương…. Ngoài ra, cây quế còn được người dân xem là thảo mộc và gia vị cho các món ăn.
Vỏ thân của cây quế được thường được thu hoạch 2 lần trong năm. Thời gian đó là vào khoảng tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9. Người ta thường đem vỏ cây quế về ngâm trong nước khoảng 1 ngày và sau đó rửa sạch. Sau đó thì xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối khoảng 4-7 ngày rồi mang ra nơi thoáng phơi trong bóng râm cho đến khi khô.
Cây quế cành thường thu hái vào mùa hè rồi đem phơi khô. Cành cây quế nhỏ được gọi là quế tiêm, quế cành nhỏ là quế chi. Vỏ cây quế còn được gọi là quế thông. Cây quế thông thường được gọt bỏ vỏ đi và lấy lớp ở trong gọi là quế tâm. Quế bóc trên thân hoặc ở cành to thì sẽ được gọi là quế nhục. Lá cây quế thì được thu hái về để chưng cất thành tinh dầu.
>>>Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ cây quế
Thành phần hóa học trong quế
Trong thành phần của vỏ cây quế có chứa tinh dầu với hàm lượng 2-5% vitamin, chất nhựa, đường, protein, các chất béo và canxi oxalate. Ngoài ra, trong thành phần của nó còn có chứa chất p-sitosterol, acid vanilic, cholin, acid cinnamic, coumarin, dẫn chất flavonoid, procyanidin,… Tinh dầu cây quế còn có chứa aldehyd cinnamic. Trong thành phần của lá cây quế cũng có chứa tinh dầu quế với hàm lượng là 0,9 -1.1%.
Cây quế theo y học đông y có tính rất nóng, vị ngọt cay hơi nồng và có mùi thơm. Đặc biệt, cây quế còn có khả năng sát khuẩn, giảm các triệu chứng đau nhức, chống buồn nôn và kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.
Hoa cây quế cũng thường được sử dụng trong các bài thuốc đo chứa nhiều thành phần tốt cho sức khóe
Lưu ý khi sử dụng quế
- Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng các sản phẩm có chứa các chất như: statin, paracetamol, acetaminophen thì không được sử dụng cây quế.
- Trước khi sử dụng thì cần phải tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định khuyên dùng.
- Không được tự ý kết hợp sử dụng cây quế cùng với các thảo dược khác khi chưa rõ và chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng cây quế thì không nên sử dụng các thực phẩm có tính cay, nóng
>>>Xem thêm thông tin về Quế Rừng Xanh
[wpcc-iframe allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”360″ width=”640″]