Nông nghiệp là “mỏ vàng” của các startup

Nông nghiệp là “mỏ vàng” của các startup

TECHFEST 2020 với chủ đề “Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá” là một chuỗi những sự kiện tiếp nối thông điệp của TECHFEST các năm trước về kết nối và hội tụ nguồn lực trong nước, quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong bối cảnh khó khăn chung của dịch bệnh Covid-19.

Giai đoạn 2016 – 2020 có thể xem là giai đoạn đầu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, với sự ra đời của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844).

Trong giai đoạn này, với vai trò chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã cơ bản được hình thành, các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia một cách đầy đủ và toàn diện.

Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp và 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.

Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc có hoạt động tại Việt Nam hiện là 108 quỹ. Trong đó, có 23 quỹ có pháp nhân Việt Nam, 23 quỹ thuần Việt. Các con số này liên tục tăng trong những năm qua thể hiện sự tham gia tích cực của hệ sinh thái.

Trong chuỗi các hoạt động của TECHFEST 2020, tại Phiên thảo luận với chủ đề Mạng lưới trí tuệ Việt hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định, chúng ta thiếu rất nhiều nhân lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hiện nay. Bởi nhân lực cho hệ sinh thái này không chỉ là những người khởi nghiệp, mà còn là các nhà tư vấn, các chuyên gia và các chủ doanh nghiệp thành công quay lại hỗ trợ cho khởi nghiệp.

“Nếu có đủ các nhân lực này chúng ta mới hoàn thiện được hệ sinh thái và có đủ nguồn lực hỗ trợ cho hệ sinh thái phát triển. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đang xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển hệ sinh thái này, nhưng trực tiếp thực hiện phải là cộng đồng doanh nghiệp”, ông Tùng cho biết.

Từ trái qua phải: Ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI; bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhận định, chưa bao giờ doanh nhân Việt lại bàn nhiều và thực sự đau đáu về các mô hình phát triển, về quản trị rủi ro, đổi mới sáng tạo như bây giờ.

Dịch Covid-19 thời gian qua giống như một phép thử, có thể tạo ra những thay đổi lớn trong giới kinh doanh Việt. Vì thế, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở thời điểm hiện tại rất đặc biệt.

Ông Phòng đánh giá, khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo là động cơ chính để kinh tế đất nước phát triển bền vững. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ là yêu cầu thành lập nhiều doanh nghiệp mới mà còn là yêu cầu làm mới với tất cả các doanh nghiệp đang tồn tại.

“Khởi nghiệp sáng tạo là mệnh lệnh của kỷ nguyên số”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đại diện một trong những quốc gia đi đầu về đổi mới sáng tạo của thế giới, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe đã chia sẻ những kinh nghiệm thành công về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại quốc gia này.

Theo bà Ann Mawe, Thụy Điển là nền kinh tế dựa trên tri thức và là một trong những quốc gia đổi mới, sáng tạo nhất trên toàn thế giới. Chính những chính sách của Thụy Điển đã tạo ra thành công. Bên cạnh đó, sự “cởi mở” trong tiếp nhận cũng như thích ứng của xã hội Thụy Điển đã thúc đẩy và kích thích sự đổi mới, sáng tạo của mình.

Bà Ann Mawe cho rằng, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi khả năng thích ứng và bắt kịp các xu hướng công nghệ mới, phương thức mới trên thế giới, Việt Nam cần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể hợp tác, kết nối với các tập đoàn lớn cũng như với những tổ chức kết nối hỗ trợ khởi nghiệp.

Các diễn giả tham gia Diễn đàn cấp cao “kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Ảnh Văn Cao

Giữ vai trò điều phối, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch mạng lưới đầu tư thiên thần Việt Nam đề cập đến “kho vàng” hệ thống 16.000 du học sinh Việt Nam tại nước ngoài.

Bà Phi Vân đặt vấn đề cần phải có giải pháp thu hút nguồn nhân lực này? Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, Chính phủ đang có những chính sách thu hút tổng thể cũng như những chương trình hỗ trợ cụ thể cho việc thu hút các nguồn lực từ nước ngoài – những người có cơ hội tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật cao về nước để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong nước.

KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ: CHẬM LÀ… MẤT!

Chia sẻ tại diễn đàn, bà Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc tài chính AREVO, đồng sáng lập quỹ Alabaster, cho rằng: “Chúng ta có câu “chậm là chắc”, nhưng trong khởi nghiệp công nghệ chậm chưa hẳn đã chắc mà là… mất”.

Theo bà Trang, thông qua các dự án kết nối của mình, AREVO đã “xuất khẩu tại chỗ trí tuệ Việt Nam”. Cơ hội này giúp nguồn lực trí thức Việt Nam được tiếp xúc những công nghệ lõi, công nghệ đột phá nhất trên thế giới. Đồng thời, quá trình thương mại hoá những công nghệ này giúp các bạn trẻ rèn luyện năng lực sáng tạo về sản phẩm – là năng lực còn rất thiếu trong nhóm kỹ sư Việt Nam.

Bà Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc tài chính AREVO, đồng sáng lập quỹ Alabaster.  Ảnh: Văn Cao

Bà Trang cho rằng, việc “xuất khẩu tại chỗ trí tuệ Việt Nam” giúp chúng ta có cơ hội đào tạo, đồng thời mở ra nguồn lực cho sự phát triển cho các ngành công nghệ. Thậm chí, việc phát triển một lĩnh vực công nghệ cũng giúp phát triển những ngành công nghiệp khác tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Cựu CEO Facebook Việt Nam cũng cho biết, vướng mắc nhiều nhất là tốc độ khi làm ở Việt Nam. Bà Lê Diệp Kiều Trang thẳng thắn, Việt Nam vẫn chưa phải điểm đến của các công ty công nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài thường chọn Hàn Quốc và Nhật Bản thay vì Việt Nam.

“Chúng ta có câu “chậm là chắc”, nhưng trong công nghệ chậm chưa hẳn đã chắc mà là mất. Startup chỉ cần chậm 3 – 6 tháng là chúng ta sẽ mất cơ hội, đồng thời còn thụt lùi, bị bỏ lại phía sau”, bà Lê Diệp Kiều Trang nhận định, đồng thời cũng bày tỏ sự mong muốn các startup và các bộ, ngành nhanh chóng bắt kịp để không đánh mất cơ hội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Dũng – Người sáng lập quỹ Do Venture  cho biết, nguồn lực vốn là đặc biệt quan trọng với các startup. Các quỹ đầu tư có những giai đoạn đầu tư cho các startup có khi 3-5 năm không có doanh thu.

“Do đó, khởi nghiệp đừng mơ mộng. Những nhà sáng lập cần tiếp cận các nguồn lực vốn có thể từ các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, bởi các startup sẽ rất khó hiện thực ý tưởng và phát triển nếu không có nguồn vốn”, ông Nguyễn Mạnh Dũng nói.

CÁC STARTUP NÔNG NGHIỆP “BÙNG NỔ”

Với nền tảng là các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp của Nhà nước thời gian qua, thị trường nông nghiệp đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư không chỉ bởi nguồn lợi to lớn mà còn bởi giá trị xã hội mà nó đem lại.

Nhờ sự phát triển của nền tảng công nghệ, startup Việt trong lĩnh vực nông nghiệp đang ngày càng đi sâu và nhạy bén hơn với những biến đổi của thị trường khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, những thách thức về việc đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao và an toàn, đảm bảo cho chuỗi liên kết giá trị nông sản trong sản xuất, tính bền vững của sản xuất nông nghiệp trước tác động bởi biến đổi khí hậu, vẫn luôn là những bài toán khó dành cho mỗi startup.

Đồng hành cùng chuỗi sự kiện Techfest 2020, trong khuôn khổ cuộc thi “Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Startup Hunt 2020, với chủ đề “Chuyển đổi số nông nghiệp”, Dự án Nền tảng thương mại điện tử Nông Sản (FoodMap.Asia) đã vượt qua hơn 300 ý tưởng, dự án dành giải nhất cuộc thi.

Startup FoodMap.Asia chiến thắng và nhận giải nhất trị giá 100 triệu đồng

Được biết đây là một nền tảng thương mại điện tử kết nối các hộ nông dân, nhà sản xuất vừa và nhỏ bằng công nghệ để cung cấp những sản phẩm nông sản minh bạch, có nguồn gốc rõ ràng cho nhà hàng, các kênh mua sắm. Dự án hướng đến 6 nhóm sản phẩm chính là trái cây, nhu yếu phẩm, đặc sản địa phương… Dự án đã kết nối với gần 300 hộ nông dân, nhà sản xuất, cung cấp hơn 2.000 mặt hàng cho 10.000 người tiêu dùng, doanh thu đạt 3 tỷ đồng/tháng.

Dạo một vòng triển lãm Techfest Vietnam 2020 tại Đại học Kinh tế Quốc Dân, có thể thấy một điểm rất đáng mừng là sự xuất hiện của các gian hàng của startup có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp – nông sản có độ phủ khá lớn, tương đương với các startup liên quan đến công nghệ.

Các startup lĩnh vực nông nghiệp và các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp, nông sản “phủ sóng” khá lớn tại Hội chợ của Techfesh 2020. Ảnh Văn Cao

Trao đổi bên lề sự kiện với phóng viên BizLIVE, bà Trần Xuân Quỳnh, nhà sáng lập thương hiệu Quế Rừng Xanh – Một startup chuyên về các sản phẩm chế biến từ quế và thảo mộc tự nhiên chia sẻ: “Bản thân mỗi startup khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần rất lớn sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để giúp liên kết phát triển nông sản từ các khâu như gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đến ra thành phẩm”.

Thêm vào đó, bà Quỳnh cho biết, nguồn lực hỗ trợ tài chính mạnh để xây dựng phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất cũng là điều tối quan trọng với mỗi startup nông nghiệp để có sự phát triển bền vững.

“Để phát triển nông sản hiện nay, đặc biệt bản thân mình thuộc lĩnh vực cây rừng, nên cần sự quan tâm nhiều nhất từ chính quyền, để bảo tồn phát triển các vùng trồng rừng có kế hoạch và hiệu quả nhất”, bà Quỳnh nhấn mạnh.

Bà Quỳnh chia sẻ một đặc điểm chung của các bạn trẻ khi bắt đầu tham gia vào startup nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là: “Dấn thân vào con đường khởi nghiệp thì bạn trẻ nào cũng đầy đam mê, nhiệt huyết nên tập trung làm việc với một cường độ rất cao, chưa phân chia đuợc đầu mối công việc, chưa xây dựng được team làm việc hiệu quả. Nên vấn đề quản trị thời gian sao cho khoa học là một trong những khó khăn mà các starup cần quan tâm”.

Để tránh tình trạng “bị nhấn chìm trong công việc”, đam mê, nhiệt huyết là chưa đủ, các startup cần “chủ động học hỏi, tìm hiểu, tham khảo quy trình vận hành của một doanh nghiệp để biết mình đứng ở vị trí nào, cần làm gì và tập trung làm những việc gì trước cho từng thời điểm”, bà Quỳnh nhận định.

Gian hàng của Quế Rừng Xanh tại Techfesh 2020.

KHỞI NGHIỆP BẰNG CHÍNH NÔNG SẢN CỦA QUÊ HƯƠNG

Tại lễ khai mạc TECHFEST 2020 và Diễn đàn đặc biệt “Thanh niên khởi nghiệp cùng đất nước vượt qua thách thức” với sự điều phối và dẫn dắt của chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có một startup nông nghiệp non trẻ đã vinh dự đại diện cho cộng đồng thanh niên khởi nghiệp lên tặng hoa, giao lưu cùng Thủ tướng và trực tiếp đặt câu hỏi cho người đứng đầu Chính phủ.

Đó chính là chị Nguyễn Thu Phương, Nhà sáng lập thương hiệu Damaca Nguyên Phương – người đã đưa hạt mắc ca Đăk Lăk đi xa và đến gần hơn với người tiêu dùng.

Chia sẻ với phóng viên BizLIVE, về chặng đường khởi nghiệp với mắc ca của mình, chị Phương cho biết: “Khó khăn về khởi nghiệp thì không riêng lĩnh vực nào, nhưng về lĩnh vực nông nghiệp đối với tôi rất có ý nghĩa. Khi quyết định quay về quê hương khởi nghiệp với cây mắc ca, tôi dường như ko biết bắt đầu như thế nào, vì hầu như chưa có các công ty sản xuất sản phẩm này và mắc ca đối với thị trường Việt Nam rất mới lạ”.

Phương tâm sự, mình có may mắn, thuận lợi nhất định do có Ba là người đầu tiên trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên. Vì thế, gia đình chị có chút am hiểu về loại hạt này. Dần dần tìm hiểu Phương thấy thú vị và ngày càng yêu thích sản phẩm nên quyết định về khởi nghiệp với nó.

Phương kể, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ và kĩ thuật sấy. Sản phẩm sau chế biến cũng bị hư hỏng và tốn rất nhiều tiền. Có lúc cũng muốn từ bỏ nhưng sau đó rất may mắn đã có kết quả tốt hơn cho sản phẩm và được người tiêu dùng đón nhận, nên Phương ngày càng quyết tâm đầu tư thêm và phát triển sản phầm.

“Càng phát triển thì càng có nhiều khó khăn sau đó, nhưng rất may đến hiện tại Damaca đã có được chút thành công khi được người tiêu dùng biết đến, đón nhận và đánh giá cao”, Phương tâm sự.

Nguyễn Thu Phương, Nhà sáng lập thương hiệu Damaca Nguyên Phương tại Techfesh 2020

Nói về một trong những bước ngoặt đối với startup của mình, Phương cho biết đó là vào thời điểm 2018, sau khi đạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp khởi sự kinh doanh của tỉnh Đắk Lắk và tham gia chương trình Sharktank Việt Nam 2019. Với việc nhận được sự đầu tư từ Tập đoàn Egroup đã giúp Damaca thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm và quy mô công ty.

“Khởi nghiệp bằng chính nông sản của quê hương, tôi đã đem tất cả nhiệt huyết và vốn kiến thức của mình để thực hiện ý tưởng, hi vọng có thể đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm ngon nhất, có giá trị dinh dưỡng cao nhất với giá thành rẻ nhất. Qua đó, giới thiệu đặc sản của địa phương với bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời tạo thị trường tiêu thụ giúp bà con an tâm về đầu ra cho cây mắc ca…”, Nhà sáng lập Damaca Nguyên Phương nói về hành trình startup của mình.

Xem thêm các sản phẩm của Quế Rừng Xanh
Trà quế túi lọc: https://querungxanh.vn/san-pham/tra-que-tui-loc/ 
Bột Quế: https://querungxanh.vn/san-pham/que-bot/
Nhang Quế : https://querungxanh.vn/nhang-que/

Tags:

Thông tin liên hệ

Bạn muốn mua sản phẩm với giá tốt nhất. Vui lòng liên hệ trực tiếp nhân viên tư vấn khách hàng hoặc để lại thông tin cho chúng tôi:
  • Nhà cung cấp Quế Rừng Xanh trên toàn quốc
  • Địa chỉ: 82 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5, Tp.HCM
  • Phone:094.330.8606
  • Email: info@querungxanh.com
  • Website: https://querungxanh.com/




    Quế Rừng Xanh

    Quế là một thảo dược quý của Việt Nam, với nhiều công dụng tuyệt vời: có dược tính mạnh, có tác dụng chống oxy hóa , giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, quế có thể cải thiện độ nhạy của nội tiết tố insulin, chống ung thư, chống nhiễm khuẩn và nấm, có thể hỗ trợ chống lại virus HIV. + Đặt mua ngay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *